Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024

20/05/2024, 16:00
báo nói -

TCDN - Trong nước, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra sôi động hơn. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024

Sáng nay, Chính phủ có Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15.

Báo cáo nêu rõ, năm 2023, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội. Tốc độ tăng GDP đạt 5,05% (đã báo cáo đạt trên 5%), tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 3,25% (đã báo cáo tăng khoảng 3,5%); thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm.

Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2% và tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết khác. Nhiều chính sách, giải pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân; đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 191,5 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 3,5% GDP, dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo. Tính đến hết năm 2023, đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 15 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối ngoại tệ. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; xuất khẩu gần 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,68 tỷ USD, tăng 35,5%. Thu hút vốn FDI đạt 39,4 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 27 - 30 tỷ USD), tăng 34,5%; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 20 - 22 tỷ USD), tăng 3,5%, cao nhất từ trước đến nay.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Công tác quy hoạch được tập trung triển khai quyết liệt, chất lượng được nâng lên, tạo điều kiện để khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững.

Chi tiết báo cáo xem tại đây.

PV
Bạn đang đọc bài viết Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 tại chuyên mục Tài liệu tham khảo của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022
Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm kinh tế - xã hội tiếp tục khởi sắc: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước...
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng
Trong 4 tháng đầu năm 2024 tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực: chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0%; thu ngân sách nhà nước đạt trên 43%; gần 53 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới...
Phó thủ tướng: Mở rộng cơ sở thu ngân sách nhà nước
Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; mở rộng cơ sở thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu thuế, nhất là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thương mại điện tử xuyên biên giới…