Giải ngân vốn ODA đạt hơn 4.300 tỷ đồng trong tháng 9

14/10/2020, 09:25
báo nói -

TCDN - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài (ODA) trong tháng 9 đã tăng 3,14%, đạt hơn 4.315 tỷ đồng.

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, ngoài vốn năm 2020, trong 9 tháng đầu năm 2020, các Bộ còn tập trung giải ngân tiếp dự toán năm 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn, trị giá 2.671 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, 10/12 Bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ.

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA tháng 9 tăng so với tháng 8. (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA tháng 9 tăng so với tháng 8. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã nhận được 560 hồ sơ rút vốn của các Bộ, ngành, trong đó đã giải quyết 554 hồ sơ, chiếm 98,8%. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp và chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền số vốn đề nghị giảm của các Bộ, ngành là 4.717,5 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mặc dù kết quả giải ngân tháng 9 đã tăng so với tháng 8 nhưng vẫn thấp do chưa có khối lượng cho giải ngân. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân như dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước như chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, phê duyệt các hợp đồng; việc đấu thầu của nhiều dự án được triển khai chậm, một số dự án có khiếu kiện trong quá trình đấu thầu.

Ngoài ra, quá trình chuẩn bị dự án kéo dài, chuẩn bị đầu tư không kỹ, và các yếu tố khó khăn khách quan khác dẫn đến phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân. Trong khi đó, các thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay được thực hiện chậm trễ, chưa có cơ sở pháp lý để giải ngân…

Theo ông Cao Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù các Bộ, ngành đều cam kết sẽ hoàn thành giải ngân nhưng thực tế số liệu giải ngân trong thời gian vừa qua chưa cải thiện nhiều. Tỷ lệ giải ngân có tăng nhưng có một phần lí do là kế hoạch vốn đã được cắt giảm chứ chưa phải là vì đã có những chuyển biến thật sự.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Giải ngân vốn ODA đạt hơn 4.300 tỷ đồng trong tháng 9 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tại một trong những đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước.
TP.HCM: 'Giải ngân vốn ODA chậm do dịch COVID-19'
Bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng bởi COVID-19 nên TP.HCM chưa thể hoàn tất các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại TP, nhất đối với các gói thầu ngắn hạn cần phải có sự tham gia của các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.