“Hội chợ du lịch” của những “sứ giả văn hoá dân tộc”

25/09/2023, 11:18
báo nói -

TCDN - Những gian hàng được thiết kết bắt mắt, ấn tượng, độc đáo cùng với mặt hàng trưng bày cho đến cách tiếp thị, bán hàng hết sức chuyên nghiệp. Đây là “hội chợ du lịch” của những “sứ giả văn hoá dân tộc” và là nhà kinh doanh tương lai tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Ngày 23/9, tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Tp.HCM) diễn ra sự kiện: Chuyên đề tốt nghiệp, với chủ đề “Sứ giả văn hóa dân tộc 2023” do Khoa Du lịch tổ chức. Sự kiện được ví là “Hội chợ du lịch”, thu hút khoảng 500 người tham gia.

Mỗi gian hàng đều thể hiện được chuyên môn cũng như kiến thức đã học, tích luỹ trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.

Mỗi gian hàng đều thể hiện được chuyên môn cũng như kiến thức đã học, tích luỹ trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.

Sự kiện là 11 gian hàng đại diện cho các ngành học: Du lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Việt Nam học. Mỗi gian hàng đều có những chủ đề riêng đặc trưng cho ngành học như: “Hà Giang Xanh homestay” thể hiện “chất” Hà Giang ngay giữa lòng Sài Gòn. Hay “Chiếc Khăn Piêu homestay” lại tái hiện không gian người Thái ở Pù Luông, Nghệ An.

Rồi nhóm “Hương sắc đại ngàn” tái hiện hơi thở của các tộc người Tây Nguyên với những chi tiết độc đáo, ấn tượng. Đó còn là “Mỹ vị từ đôi bàn tay”, “Ký ức Hội An”… biểu diễn diễn không gian ẩm thực đặc trưng. Để thực hiện gian hàng, các nhóm sinh viên đã phải chuẩn bị rất nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí.

Khoa Du lịch mong muốn mỗi bạn sinh viên sẽ là một sứ giả, mang văn hoá của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Khoa Du lịch mong muốn mỗi bạn sinh viên sẽ là một sứ giả, mang văn hoá của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Thậm chí, sinh viên còn hợp tác với các đối tác ở các địa phương, như Hà Giang, Quảng Nam, các tỉnh Tây Nguyên, Miền Tây… để đưa các sản vật của những vùng này đến với “Hội chợ du lịch”, như khô trâu/bò gác bếp, quần áo thổ cẩm, bánh dân gian…

“Hội chợ du lịch” với 11 gian hàng do sinh viên năm cuối các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, Việt Nam học thực hiện. Thay vì các em phải thi tốt nghiệp, Trường/Khoa đã cho các em thể hiện bản thân bằng những việc làm cụ thể. Mỗi gian hàng đều thể hiện được chuyên môn cũng như kiến thức đã học, tích luỹ trong những năm ngồi trên ghế giảng đường, thực tập tại trường, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức nước ngoài… Từ đó, giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào môi trường thực tế. 

Sự kiện này còn mở ra cơ hội quý giá cho các bạn sinh viên được hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa nhân văn của Việt Nam.

Sự kiện này còn mở ra cơ hội quý giá cho các bạn sinh viên được hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa nhân văn của Việt Nam.

TS. Phan Thị Ngàn, Quyền Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết: Chuyên đề tốt nghiệp là học phần yêu cầu sinh viên vận dụng được kiến thức đã học trong suốt 3 năm vừa qua để thực hiện một dự án khởi nghiệp, tổ chức một sự kiện chuyên về văn hoá, du lịch, ẩm thực mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, trong khuôn khổ hoạt động chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên phải tiến hành các hoạt động khởi nghiệp để gây quỹ hoạt động chuyên đề, bán vé sự kiện chuyên đề, marketing, truyền thông, quản lý vận hành nhóm, quản trị dự án… Đây là một học phần mang tính thiết thực và ý nghĩa.

Sự kiện chuyên đề tốt nghiệp năm nay với chủ đề “Sứ giả văn hoá dân tộc 2023”, Khoa Du lịch mong muốn mỗi bạn sinh viên sẽ là một sứ giả, mang văn hoá của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Sự kiện này còn mở ra cơ hội quý giá cho các bạn sinh viên được hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa nhân văn của Việt Nam. 

Sắc màu văn hoá thể hiện rõ nét tài Hội chợ lần này.

Sắc màu văn hoá thể hiện rõ nét tài Hội chợ lần này.

Cũng theo TS Ngàn, với mục tiêu tạo lập môi trường học tập trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên, học viên kết nối với doanh nghiệp là một chiến lược trọng tâm của Khoa. Nhận thức được tầm quan trọng này, Khoa đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối với doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập.

Đến nay, Khoa đã kết nối với hơn 200 doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để đưa sinh viên, học viên đi thực tập, tạo cơ hội việc làm cũng như hợp tác đào tạo và xây dựng hệ thống đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa còn kết nối với các cơquan quản lý Nhà nước: Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Hiệp hội du lịch… các tỉnh/thành.

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết “Hội chợ du lịch” của những “sứ giả văn hoá dân tộc” tại chuyên mục Nhịp cầu doanh nghiệp của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Hội chợ triển lãm ASEAN Ceramics 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11/2023
Hội chợ triển lãm ASEAN Ceramics 2023 là triển lãm quốc tế hàng đầu về máy và thiết bị, công nghệ và vật liệu phục vụ sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ gia dụng, gạch ngói đất nung và các sản phẩm gốm sứ cao cấp và sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
10 doanh nghiệp ngành tre Việt Nam tham gia Hội chợ Ambiente Frankfurt tại Đức
Từ 03/02 - 07/02/2023, VCCI, Oxfam phối hợp với các đối tác tổ chức chương trình khảo sát thị trường các sản phẩm Tre tại Châu Âu thông qua tham gia gian hàng trưng bày sản phẩm tại Ambiente Frankfurt tại Đức, chuyên ngành thủ công mỹ nghệ trang trí nội thất và quà tặng hàng đầu thế giới.
Hội chợ - Triển lãm quốc tế và lợi ích cho doanh nghiệp
“Hội chợ - Triển lãm quốc tế da & giầy lần thứ 22” (SHOES & LEATHER - VIETNAM) kết hợp với “Hội chợ - Triển lãm Quốc tế Sản phẩm, Thành phẩm Da & Giày” được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) đã khép lại và thành công tốt đẹp.